Món súp

Canh sườn non khổ qua

Ở Nam Bộ, nhiều gia đình vẫn giữ thói quen hầm một nồi canh khổ qua dồn thịt thật to để ăn dần trong những ngày Tết. Vừa là cách để tiễn đưa những mệt nhọc của năm cũ đi và đón những điều may mắn đến theo nghĩa “cái khổ đã qua”, đồng thời cũng là một món rất dễ ăn và “giải” được đa phần chất men, chất béo trong những ngày vui xuân. Nhưng đem món khổ qua hầm truyền thống này lên một bàn tiệc hiện đại thì đúng là kỳ công sáng tạo của bếp trưởng Ngọc Nghĩa. Chính điều đó, Ngọc Nghĩa đã được trưởng Ban tổ chức cuộc thi Chiếc Thìa Vàng khen tặng: “Bằng tài năng sáng tạo, Ngọc Nghĩa đã biến một món ăn dân gian ai cũng biết nấu thành một món đãi khách quốc tế rất thú vị. Một miếng khổ qua vừa đẹp, vừa ngon, lại vừa vặn một khẩu phần chính là cách để tiệm cận với ẩm thực quốc tế”.

Canh sườn non khổ qua

In cái này
Phục vụ cho: 4 Thời gian chuẩn b: Cooking Time:

Thành phần

  • Nguyên liệu cho canh:
  • Sườn non: 500g
  • Khổ qua trái lớn: 1kg
  • Cá thát lát: 100g
  • Tôm sú: 200g
  • Nấm mèo ngâm nở: 60g
  • Hành tím: 30g
  • Hành lá: 50g
  • Ngò rí: 10g
  • Nước lã: 2 lít
  • Gia vị:
  • Nước mắm: 8ml
  • Đường cát: 7g
  • Hạt nêm: 17g
  • Muối: 4g
  • Tiêu: 3g
  • Đường phèn: 5g

Hướng dẫn (chuẩn bị món ăn)

CÁCH LÀM

Sơ chế: Khổ qua rửa sạch, cắt khoanh tròn dày khoảng 5cm, bỏ phần ruột. Phần sườn non chặt khúc dài 7cm lọc phần thịt băm nhuyễn để riêng, phần xương đem trụng qua nước sôi, rồi gỡ hết thịt bám lên sườn, giữ lại phần xương đã gỡ thịt. Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ chỉ lưng, lau khô và băm nhuyễn. Nấm mèo băm nhỏ, hành tím băm nhuyễn, hành lá lấy phần gốc băm nhỏ, phần lá cắt nhỏ.

Ướp nhân: Cá thát lát cho vào tô, ướp 10g hành tím, 3ml nước mắm, 1g tiêu, 2g hạt nêm, 2g đường cát, 1g muối. Tán nhuyễn cho đến khi cá dai, dẻo là được. Lấy phần thịt băm nhuyễn và tôm băm nhuyễn ướp với phần hành tím băm còn lại, cùng gốc hành băm, nấm mèo, 5g đường, 5g hạt nêm, 3g muối, 5ml nước mắm và 2g tiêu trộn đều lại với nhau. Sau đó cho cá thát lát vào trộn để tất cả quyện vào nhau.

Nhồi nhân: Bắc nồi nước khoảng 2 lít lên bếp nấu sôi. Lấy từng khoanh khổ qua cho nhân vào vừa đầy khoanh, rồi dùng miếng xương đã rút hết thịt cắm vào khoanh khổ qua, sau đó thả vào nồi nước đang sôi. Lần lượt nhồi hết phần khổ qua còn lại, nấu cho sôi rồi vớt sạch bọt, nêm vào 10g hạt nêm, 5g đường phèn, hạ lửa nhỏ, hầm đến khi mềm thì nêm lại vừa ăn, cho hành lá vào rồi tắt bếp.

TRÌNH BÀY

Múc khổ qua ra tô để phần sườn chìa lên. Trang trí ngò rí. Ăn nóng với cơm.

YÊU CẦU THÀNH PHẨM

Khổ qua hầm vừa mềm, nhân dai và chắc.
Nước canh phải trong có vị ngọt thanh và vừa ăn.

MÁCH NHỎ

Khổ qua hầm phải ngập nước nếu thấy ít nước phải thêm nước sôi vào.
Có thể thêm miếng ớt vào nước hầm để giảm bớt vị đắng của khổ qua (nếu muốn).
Canh chín tắt bếp cho thêm 1 muỗng cà phê nước mắm vào canh sẽ thơm ngon hơn. Chỉ nêm nước mắm khi tắt bếp để canh không bị chua.

MÓN NÀY CÓ TÁC DỤNG

Thanh nhiệt giải độc, hạ đường huyết của khổ qua, nên có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, tăng cường sức đề kháng, nhuận trường, giảm đau, bổ sung nhiều chất khoáng và vitamin. Rất có ích cho những người suy nhược cơ thể, hệ miễn dịch suy giảm, suy nhược thần kinh, trẻ em ăn uống kém, gầy yếu, hay bị mụn nhọt, người loãng xương, thủy thũng, táo bón, đái tháo đường, cao huyết áp, mỡ trong máu cao, béo phì.

BẢNG KẾT QUẢ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

You Might Also Like

No Comments

    Leave a Reply

    Top